Kì 1.Chữa [url=sinhcontheoymuon.vn]sinhcontheoymuon.vn[/url] những số phận khác nhau.
Trong những lần đi thu thập tài liệu để phục vụ cho chuyên đề vô sinh hiếm muộn tại Việt Nam chúng tôi đã gặp không ít những mảnh đời, những hoàn cảnh. Già có trẻ có, giàu cũng có nghèo cũng có. Mỗi cuộc tiếp xúc là một câu chuyện cảm động về hành trình đi tìm niềm hạnh phúc được làm bố làm mẹ của các cặp vợ chồng không may mắn.
Chúng tôi gặp vợ chồng anh Hùng chị Thuận tại [url=sinhcontheoymuon.vn]sinhcontheoymuon.vn[/url] trên đường Nguyễn Khánh Toàn. Lấy nhau đã 2 năm vợ chồng anh chị vẫn không có tin vui dù không thực hiện biện pháp kế hoạch gì. Không thể chờ đợi lâu hơn nữa anh chị đi khám thì được một bác sĩ đông y kết luận chậm có bầu do tử cung lạnh và thận yếu. Tử cung lạnh dẫn đến việc khi tinh trùng của chồng vào sẽ bị trôi ra hết,không ở lại được để thụ tinh. Bác sĩ kê đơn cho chị uống dòng dã gần 1 năm trời hết gần 20 triệu tiền thuốc thì tin vui đến với anh chị khi chị thông báo có bầu. Nhớ lại những ngày đằng đẵng uống thuốc nên anh chị rất giữ gìn trong đời sống và sinh hoạt, mọi việc từ đơn giản đến phức tạp chị không được mó tay vào. Vậy mà sau hai tháng vẫn bị sẩy thai. Không nản chí anh chị lại tiếp tục lao vào chữa trị và theo anh chị đến phòng khám này phải là hơn chục phòng khám anh chị đã trải qua mà cũng chưa biết kết quả thế nào.
Với anh chị Hùng Thuận thì điều kiện kinh tế vẫn còn dư dả để chữa trị căn bệnh hiếm muộn, nhiều cặp vợ chồng có hoàn cảnh hết sức éo le đã phải cầm cố nhà cửa tài sản để chạy chữa căn bệnh vô sinh. Đó là trường hợp của chị Trần thị Vân ở Thái Bình. Mỗi lần đi khám ở đâu là hai vợ chồng lại tất bật đi lo vay tiền. Công việc thợ xây của chồng cũng chỉ kiếm được gần 200 nghìn một ngày, mà công việc luôn thất thường nên chị phải cầm cố cả căn nhà tại quỹ tín dụng nhân dân xã để lấy tiền đi chữa bệnh. Số tiền ít ỏi cứ hết dần mà căn bệnh vô sinh hiếm muộn đã 4 năm nay vẫn không có dấu hiệu gì chấm dứt. Khi chúng tôi hỏi chị về chi phí những lần khám hiếm muộn tại các nơi chị đã khám chị buồn buồn trả lời chồng chị bị tinh trùng yếu nên phải bơm tinh trùng vào buồng tử cung. Mỗi lần bơm là một lần vợ chồng chị hồi hộp lo lắng vì nếu không được là mất đứt gần 5 triệu đồng mà đây đã là lần thứ 4 anh chị bơm mà vẫn chưa có kết quả. Các bác sĩ khuyên anh chị nên sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm nhưng vì chi phí cao quá nên anh chị vẫn chưa dám thực hiện. Sổ đỏ thì đã đặt ở quỹ tín dụng rồi giờ không biết kiếm đâu ra mấy chục triệu để thụ tinh trong ống nghiệm. Hai vợ chồng đang tính chuyện chuyển sang dùng thuốc nam vì chi phí rẻ hơn.
Trường hợp như của vợ chồng chị Vân không phải là hiếm, thậm chí có người phải tốn hơn rất nhiều tiền. Chị Thu ở Bắc Ninh gặp phải trường hợp bị rối loạn phóng noãn nên phải tiêm kích thích buồng trứng. Mỗi lần tiêm tốn khoảng 20 triệu đồng mà đến lần thứ 3 vẫn chưa có kết quả. Hoàn cảnh gia đình có khá hơn do được hai bên nội ngoại ủng hộ nhưng gặp chúng tôi chị cũng thú thật nếu tính trạng này kéo dài thêm một năm nữa chắc anh chị phải dừng lại vì số tiền đã sắp cạn kiệt. Phải đi điều trị dài ngày nên công việc kinh doanh nhỏ của hai vợ chồng vẫn dậm chân tại chỗ.
Những trường hợp trên dù chưa có kết quả nhưng vẫn còn chưa nan giải bằng hoàn cảnh của chị Nụ ở Hà Nội. Chị Nụ không nhận được bất cứ sự chia sẻ nào của người chồng trong việc điều trị vô sinh. Anh ta suốt ngày đe dọa nếu không có con anh ta sẽ li dị và tìm vợ khác mà không có bất cứ một sự hợp tác nào, chị tâm sự. Nhiều đêm chị nằm khóc một mình nghĩ đến ngày hai vợ chồng ra tòa ly hôn vì việc chữa trị không có bất cứ một tiến triển nào. Chị gần như đã buông xuôi do tâm lí chán nản với người chồng vô trách nhiệm.