học tiếng anh giao tiếp online
thì hiện tại đơn
câu bị động
Giáo viên phát âm sai, học sinh không có cơ hội giao tiếp, ngữ pháp nặng nề là những lý do chính khiến các em không hào hứng với bộ môn này.
Trong một bài phát biểu, Bộ trưởng Giáo dục Nhật Bản cho biết các học sinh phổ thông quốc gia này không đạt trình độ tiếng Anh cơ bản, đặc biệt hạn chế ở kỹ năng nói và viết. Điều tra năm 2015 còn cho thấy gần 60% học sinh ghét các giờ ngoại ngữ ở trường.
vi-sao-hoc-sinh-khong-thich-gio-tieng-anh
Học ngoại ngữ chục năm trên ghế nhà trường nhưng kết quả thu về của nhiều người là nỗi sợ hãi mỗi khi giao tiếp.
Không chỉ tại Nhật Bản, những lớp tiếng Anh kém hấp dẫn, không hiệu quả vẫn diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế giới, khiến hàng triệu học sinh lãng phí quãng thời gian ở trường và dần chán ghét bộ môn này. Một bài viết trên blog Antimoon của Tomasz P. Szynalski - giáo viên, thông dịch viên tiếng Anh đã chỉ ra các lý do khiến các em không hứng thú.
Giáo viên nói sai
Thứ tiếng Anh trong lớp học dường như khác với thứ ngôn ngữ cả thế giới đang sử dụng khi mang nặng âm ngữ địa phương với lỗi phát âm của giáo viên. Fatimal - một sinh viên Malaysia, chia sẻ với tờ The Malaysian Insider rằng không bao giờ quên thầy giáo của mình luôn chào cả lớp bằng câu "Good morning. Everyone sic down". Những lỗi sai khiến học sinh mất đi nguồn cảm hứng. Giờ học trên lớp không giúp các em xem được những bộ phim hoạt hình yêu thích trên kênh Disney và còn thấy xa cách hơn với ngôn ngữ này.
Được nói 5 câu tiếng Anh mỗi tiết
Một lớp thường có sĩ số 20 em trở lên với thời lượng khoảng 45 phút cho tất cả hoạt động. Chính vì thế, nếu không được giáo viên gọi đứng dậy trả lời, mỗi người chỉ nói khoảng 5 câu. Lớp phổ thông không mang đến một môi trường thuận lợi để trau dồi kỹ năng giao tiếp - mục tiêu cơ bản khi học bất kỳ một ngôn ngữ nào.
Sách giáo khoa nhàm chán
vi-sao-hoc-sinh-khong-thich-gio-tieng-anh-1
Tiếng Anh đang được dạy như môn Toán, Vật lý với các công thức, bài tập áp dụng trong các loại sách giáo khoa và tham khảo.
Các giáo viên thường sử dụng sách giáo khoa, sách bài tập, cùng những cuốn tham khảo, tuyển tập đề thi khác. Đây là quy định của chương trình giáo dục và phần nào giúp giáo viên không phải suy nghĩ xem phải chuẩn bị nội dung gì cho buổi dạy tiếp theo. Tuy nhiên, các em mệt mỏi với những giờ học chỉ với các loại sách và bài tập liên tiếp nhau trong ngày. Những hoạt động đơn điệu đó kéo dài qua các năm, khiến tiếng Anh cũng như bất kỳ bộ môn nào trở nên nhàm chán.
Quá nhiều quy tắc ngữ pháp
Hẳn ai cũng từng học những quy tắc như "Thì hiện tại tiếp diễn được sử dụng để diễn tả một sự việc xảy ra vào thời điểm đang nói". Ở trường, nếu học sinh phát âm sai, giáo viên không quan tâm quá nhiều nhưng lại rất chú ý đến cấu trúc câu, chia thì động từ.
Ghi nhớ công thức một cái máy giúp các em làm tốt các bài kiểm tra nhưng không rèn được phản xạ khi giao tiếp. Mỗi người khó lòng nhớ hết hàng trăm công thức ngữ pháp. Kể cả nếu nhớ được, họ cũng không có đủ thời gian để phân tích xem nên dùng công thức nào trong từng tình huống cụ thể.
Bài tập về nhà nặng nề
Bài tập về nhà thường có dạng tương tự với bài ở lớp, giúp các em ôn tập, ghi nhớ lâu hơn nhưng gây ra sự nhàm chán. Một số giáo viên ra bài luận dài với đề tài không gần gũi. Với nhiều em, viết văn bằng tiếng mẹ đã là một yêu cầu khó, viết về những đề tài học thuật bằng ngoại ngữ là một "ác mộng" thực sự. Vì thế, tiếng Anh trở thành một nỗi ám ảnh từ trường về nhà với nhiều thế hệ học sinh và không đạt được kết quả mong muốn.